top of page

Những công dụng thần kỳ của cây sả và lá sả khô có lợi cho sức khỏe

Bên cạnh việc được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn, sả còn có nhiều tác dụng tích cực khác. Chúng ta có thể sử dụng cả cây sả và lá sả để làm thuốc chữa bệnh hoặc nguyên liệu làm đẹp.


Đặc điểm cây sả


Sả hay Chi Sả là loại thực vật sống lâu năm, có tên khoa học là Cymbopogon. Tính đến hiện nay, Chi Sả có khoảng 55 loài khác nhau, trong đó tại Việt Nam có khoảng 15 loài, phổ biến nhất là sả chanh và sả java.

Sả là loài cỏ mọc lâu năm, thường mọc thành dạng bụi, cao khoảng 1 đến 1,5m, thân màu xanh trắng hoặc ngả tía, lá hẹp, dài, mép nhám, bẹ lá có sọc dọc, quấn vào nhau, hoa mọc thành chùm, không có cuống.


Phân bố

Sả sau khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng trở nên phổ biến tại khắp cả nước, nhất là vùng Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ.



Thu hoạch và sử dụng cây sả

Cây sả có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Sả chủ yếu được dùng tươi nên nếu trong nhà có trồng, bạn chỉ cần hái đủ lượng cần thiết về rửa và chế biến chứ không cần hái quá nhiều để bảo quản. Bộ phận có giá trị và cần thu hoạch là thân và lá sả.


Thành phần của cây sả

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, thành phần chủ yếu của sả là citral, geraniol và citronellol, có tác dụng sát khuẩn, giảm đau,... Ngoài ra, sả còn có hàm lượng các chất limonene, isopulegol, acid citronellic,...


Cây sả có tác dụng gì?


Tốt cho hệ thần kinh

Bệnh Alzheimer và Parkinson là 2 chứng bệnh gây sụt giảm trí nhớ và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu sử dụng sả một cách hợp lý, sẽ có ích cho việc điều trị 2 căn bệnh trên. Ngoài ra, sả còn giúp rất có lợi cho việc cải thiện hệ thần kinh, giảm và ngăn ngừa các triệu chứng run tay chân, căng thẳng, co giật,...


Hạ huyết áp

Theo các chuyên gia y học cho biết, 1 ly nước sả sẽ mang lại hiệu quả điều hòa tuần hoàn máu, từ đó giúp bạn ổn định huyết áp cũng như giảm các triệu chứng đi kèm với bệnh huyết áp cao như chóng mặt, mệt người,...


Có lợi cho hệ tiêu hóa

Sả có tác dụng rất tốt trong việc kích thích và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Từ đó phòng ngừa và giảm các triệu chứng như đầy hơi, ăn không tiêu, nôn, tiêu chảy,...



Giảm đau nhức

Dù gặp phải tình trạng đau cơ hay đau khớp thì sả đều mang lại hiệu quả giảm đau cực kỳ tốt. Bạn có thể xông tinh dầu sả hoặc trực tiếp sử dụng sả tươi. Ngoài ra, hãy thoa tinh dầu sả lên nơi bị đau và kết hợp massage để gia tăng hiệu quả bạn nhé.


Kháng viêm, tiêu viêm

Năm 2010, thông qua các nghiên cứu khoa học, sả đã được chứng minh là có tác dụng hiệu quả trong việc kháng lại viêm nhiễm, giảm căng thẳng nhờ hàm lượng các chất chống oxy hoá bên trong.


Hạ nhiệt, hạ sốt

Nếu bạn gặp phải tình trạng nóng sốt, có thể thử ăn sống hoặc giã sả lấy nước uống, đây là một mẹo dân gian chữa nóng, sốt rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng.



Điều hòa kinh nguyệt

Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời của sả dành cho các chị em gặp các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt cũng như bị đau bụng vào những ngày này. Bạn chỉ cần dùng nước ép sả tươi hoặc đun nước sả để uống sẽ có tác dụng giảm đau và điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử pha một ít tinh dầu sả cùng bột tiêu đen để uống, đây cũng là một mẹo rất tốt cho những ngày đèn đỏ giúp giảm đau và giảm mệt mỏi.


Thải độc cho cơ thể

Sả có công dụng giúp giải bớt độc tính trong cơ thể, đặc biệt là với các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, khi say rượu, bạn có thể giã sả ra nấu với nước để uống. Biện pháp này giúp giải rượu nhanh chóng và giảm chóng mặt, nhức đầu.


Đẹp da, khỏe dáng

Tinh dầu sả đã quá quen thuộc với các chị em yêu làm đẹp. Không chỉ giúp sáng da, trị mụn mà sả còn hỗ trợ làm săn chắc cơ cho bạn nữa đấy. Bên cạnh đó, sả có tính nhiệt sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa, tăng cường trao đổi chất và tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.



Đuổi côn trùng

Nếu xung quanh nhà có trồng sả, bạn sẽ ít khi thấy các loại côn trùng như ruồi nhặng, muỗi,... xuất hiện, nguyên nhân là vì chúng ghét mùi của sả và thường tránh cây sả rất xa. Tận dụng điều này, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để thoa lên da hoặc dùng bình xịt phun nước sả trong phòng để đuổi côn trùng nhé.


Giảm tỷ lệ mắc ung thư

Theo một số nghiên cứu, thông qua việc sử dụng sả đúng cách trong ăn uống, bạn có thể giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh ung thư đấy. Các chất chống oxy hóa trong sả sẽ tương tác và trung hòa các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến tế bào khác.


Sát khuẩn

Theo một nghiên cứu từ Brazil, tác dụng khử khuẩn, sát trùng của sả vượt mặt rất nhiều loại thuốc kháng sinh hiện nay. Ví dụ như nếu ngâm chân trong nước ấm theo tỉ lệ 3 giọt tinh dầu sả : 2 lít nước ấm trong 20 phút, bạn có thể thoát khỏi căn bệnh nấm da một cách nhẹ nhàng đấy.



Cung cấp dưỡng chất

Bạn đừng nghĩ rằng 1 nhánh sả nhỏ thì có rất ít dưỡng chất nhé. Thực tế, sả chứa hàm lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta đấy. Chỉ một bát nhỏ sả băm cũng có thể chứa đến 1/10 lượng sắt, magie, kali, kẽm, folate mà cơ thể cần. Riêng Mangan bên trong sả đã nhiều hơn mức khuyến nghị 75%.


Tạo hương thơm dễ chịu

Sả thường được sử dụng để gia tăng hương vị trong các món ăn cũng như thức uống hằng ngày. Không chỉ vậy, mùi hương của sả còn được sử dụng để tạo hương thơm cho xà phòng và vật dụng trang điểm.


Các bài thước chữa bệnh từ cây sả


Trị ho, viêm họng

Nguyên liệu:

  • 250g rễ sả

  • 250g trần bì

  • 250g sinh khương

  • 200ml rượu trắng 40 độ

  • 500g bách bộ đã được bỏ lõi, cắt nhỏ, sấy khô

  • 300g mạch môn đã bỏ lõi

  • 200g tang bạch bì sao mật

Cách làm

Bạn cho rễ sả, trần bì, sinh khương vào cối, giã nát rồi ngâm với rượu. Tiếp theo, cho các nguyên liệu khác vào nồi và nấu với nước đến khi sắp cạn, khoảng 300ml dạng cao lỏng rồi mang pha vào rượu đã ngâm.

Liều dùng

Uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10ml


Trị tiểu gắt, phù nề chân

Nguyên liệu

  • 100g lá sả

  • 50g rễ cỏ tranh

  • 50g rễ cỏ xước

  • 50g bông mã đê

Cách làm

Mang các nguyên liệu trên đi rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, bạn cho các nguyên liệu trên vào nồi nấu cùng 400ml nước, nấu đến khi còn lại 100ml thì tắt bếp và lọc lấy nước.

Liều dùng

Mỗi ngày uống 2 lần, uống trong 3 đến 4 ngày.



Chữa rối loạn tiêu hoá và đau bụng

Nguyên liệu

  • 30-50g sả tươi

  • Đường

Cách làm

Mang sả đi rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước đến khi nước sả sôi thì tắt bếp và thêm lượng đường phù hợp.

Liều dùng

Uống 2 - 3 lần/ngày.


Giải độc, thanh lọc cơ thể

Nguyên liệu

  • 1 bó sả tươi

Cách làm

Bạn cho sả tươi đã rửa sạch và cắt gốc vào nồi, cho nước vào, đun đến khi nước chỉ còn 1 chén thì tắt bếp và rót lấy nước uống. Cách này có hiệu quả trong việc tiêu trừ các chất độc, dư thừa trong cơ thể, giúp cơ thể nhẹ nhàng, khoan khoái.



Trị đau bụng tiêu chảy do bị lạnh

Nguyên liệu

  • 12g củ sả

  • 20g củ ấu

  • 12g búp ổi

  • 12g vỏ quýt khô

Cách làm

Bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi nấu cùng 2 chén nước, nấu đến khi còn một nửa lượng nước thì tắt bếp. Bạn nhớ uống khi thuốc còn nóng nhé.

Liều dùng

Nếu người bệnh là trẻ nhỏ thì nên chia ra 3 lần uống trong ngày. Nếu bệnh nặng, có thể thêm 15g tía tô vào cùng nấu.


Dưỡng tóc

Nguyên liệu

  • Thân sả

Cách làm

Cho 1 nắm thân sả vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi. Khi nước sả sôi thì bạn tắt bếp, để nguội hoặc pha thêm nước cho nguội rồi dùng nước đã nấu để gội đầu.

Liều dùng

Gội đầu với nước sả 2 đến 3 lần mỗi tuần sẽ khiến tóc mượt, khỏe, ít rụng.



Chống trầm cảm

Nguyên liệu

  • Tinh dầu sả

Cách làm

Đối với người mắc bệnh trầm cảm, mệt mỏi hoặc căng thẳng, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu sả vào nước ấm để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tắm bằng nước sả hoặc xông hơi bằng tinh dầu sả để thư giãn.


Giảm cân

Nguyên liệu

  • 10 nhành sả tươi

  • Một vài lát chanh tươi

  • Mật ong

Cách làm

Mang sả tươi đi rửa, đập dập rồi bỏ vào nồi, thêm nước và chanh vào và bắt đầu đun đến khi nước sôi. Nấu xong, bạn rót nước sả chanh ra, để nguội rồi pha thêm chút mật ong.

Liều dùng

Uống vào lúc sáng sớm để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.



Thức uống tốt cho sức khoẻ từ sả


Trà gừng sả

Sả và gừng đều là những nguyên liệu rất có lợi cho sức khỏe. Với vị thanh mát của sả kết hợp với chút vị cay có lẫn hậu ngọt của gừng cộng thêm đường phèn, trà gừng sả sẽ là một loại thức uống vừa ngon vừa có tác dụng làm đẹp da và giữ dáng.



Trà đào cam sả

Trà đào thì đã quá quen thuộc với mọi người rồi, nhưng bạn đã uống trà đào cam giờ chưa? Chỉ với một chút biến tấu với cam và sả là bạn đã có một ly nước giải khát thơm ngon mát lành giúp giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.



Trà mật ong chanh sả

Chỉ với 1 quả chanh, 2 hoặc 3 nhánh sả và ít mật ong là bạn đã có thể chế biến cho mình 1 ly trà mật ong chanh sả vừa mát vừa thơm ngon lại giúp tăng cường sức đề cho cơ thể. Nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng thì đừng bỏ qua thức uống giải khát tuyệt vời này nhé.



Trà gừng sả mật ong

Thêm một công thức đồ uống khác phù hợp với những bạn đang muốn giảm bớt lượng mỡ thừa trên cơ thể. Trà sả gừng mật ong với nguyên liệu đơn giản bao gồm sả, gừng, chanh và mật ong sẽ mang lại hiệu quả giảm cân bất ngờ đấy. Hãy kiên trì uống nước sả gừng để sở hữu thân hình mơ ước các bạn nhé!


Nguồn: Sưu tầm




3 views0 comments

Explore the Collection

bottom of page